Mối là sinh vật gây hại cho cây trồng, chúng phá hoại thân, cành, lá, làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng cây trồng. Để bảo vệ cây trồng khỏi sự tấn công của mối. Các nhà nghiên cứu đã điều chế thuốc diệt mối cho cây trồng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm mẫu mã khác nhau. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu cách sử dụng thuốc diệt mối cho cây trồng một cách hiệu quả.
Nguyên nhân cây trồng bị mối mọt phá hoại
Có một số loài mối lại ăn thực vật sống, những con mối này có tên gọi là mối đất, mối gỗ ẩm và mối gỗ khô. Các loài mối này làm yếu cành cây và có thể khiến những cành cây nặng bị gãy khi có mưa bão.
Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu thu hút mối phá hoại cây trồng.
- Môi trường xung quanh cây trồng có nhiều tổ mối.
- Cây là nguồn thức ăn dồi dào hấp dẫn của mối vì chứa Cellulose.
- Sức khỏe kém của cây trồng dễ bị sự xâm nhập của mối.
- Thời tiết ẩm ướt và ấm áp là điều kiện thuận lợi tạo sự phát triển cho mối.
- Vi khuẩn và nấm sinh sống trên cây thu hút mới.
Tác hại của mối đối với cây trồng
Chúng ta có thể dễ dàng thấy được bằng mắt thường đó là cây trồng sẽ bị hư hỏng, các bộ phận cấu trúc của cây bị phá vỡ.
- Đối với cây trồng ăn quả sẽ cho ra năng suất kém, sản lượng thấp. Chúng sẽ phá hoại rễ cây trước vì đây là nguồn thức ăn chính. Vì thế cây không thể hút được nước và dinh dưỡng từ đất để tổng hợp, dẫn đến cây còi cọc, phát triển kém và dễ chết.
- Đối với cây công nghiệp lấy gỗ thì, chất lượng thân cây kém, lỗi bị hư hỏng nặng. Mối có thói quen đục khoét thân cây, tạo ra những đường hầm sâu bên trong. Những đường hầm này làm cho thân cây bị yếu đi, dễ gãy đổ, đặc biệt là trong những ngày mưa bão. Ngoài ra, mối còn lây lan các mầm bệnh cho cây khác qua những đường hầm này.
- Đối với cây cảnh, cây dùng để trang trí thì hình dáng cây bị ảnh hưởng dẫn đến giá trị cây giảm. Mối tấn công cành lá của cây. Chúng sẽ ăn phần thịt mềm bên trong cành lá, điều này làm cho cành lá bị rụng và làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.
Dấu hiệu nhận biết cây trồng bị mối ăn mòn
- Cành cây và thân cây bị gãy đổ nhiều.
- Lớp gỗ bao bọc ngoài thân cây bị nứt vỡ lộ lớp thân gỗ bên trong.
- Lớp đất nền trên bề mặt cây bị tơi ra.
- Cây hay bị rụng lá, héo úa dù được chăm bón cẩn thận.
Các phương pháp dùng thuốc để diệt mối
Phân loại theo loài mối
Có hai loại mối ăn hại và phá hủy cây trồng.
- Mối đất: Bạn cần phun trực tiếp thuốc dạng lỏng vào tổ mối hoặc sử dụng bả diệt mối.
- Mối gỗ ẩm: Để diệt mối gỗ ẩm, bạn cần dùng máy khoan vào phần rỗng của thân cây rồi dùng thiết bị ép dịch thuốc diệt mối dạng lỏng vào.
Phân loại theo cách làm tổ mối
Tổ mối trên mặt đất
Thông thường các tổ mối nổi trên mặt đất sẽ làm tổ xung quanh thân cây trồng. Khi bạn thấy các tổ mối, bạn nên khoan các lỗ từ ngoài vào trong tổ. Tiếp theo đó sử dụng thiết bị ép thuốc diệt mối dạng lỏng trực tiếp bơm vào tổ với liều lượng tùy theo kích thước tổ mối lớn hay nhỏ. Ngoài ra, bạn cũng có thể phun trực tiếp vào tổ hoặc quanh gốc cây.
Tổ mối chìm
Đối với tổ mối chìm rất khó xác định, vì thế bạn áp dụng đặt các hộp nhử mối tại các khu vực mối thường tấn công cây trồng. Khi mối đã tập trung hộp nhử nhiều thì bạn sử dụng thuốc diệt mối dạng bột đến mối nhiễm bệnh và lây về tổ gây bệnh cho cả đàn.
Tổ mối trong thân cây
Một số loại mối làm tổ trong thân cây khiến cây bị rỗng ruột. Để tiêu diệt chúng tận gốc, bạn cần phải khoan vào các phần rỗng của thân cây rồi ép thuốc diệt mối dạng lỏng vào trong. Thuốc diệt mối dạng sinh học là lựa chon tốt nhất để chúng có thể lây bệnh cho nhau.
Xem Thêm:
Thuốc diệt mối sinh học là gì? Có nên sử dụng thuốc diệt mối sinh học hay không?
Tác hại của mối mọt cho công trình nhà cửa nếu không được diệt trừ mối mọt tận gốc
Thuốc diệt mối cho cây trồng sẽ là biện pháp an toàn cho người sử dụng cũng như cây trồng để khỏi sự phá hủy của mối đồng thời diệt trừ mối tận gốc. Nếu bạn chưa tự tin hay còn đang băn khoăn vào với cách sử dụng thuốc diệt mối sao cho hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với diệt mối Tuấn Thành sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về quy trình diệt mối.
DỊCH VỤ DIỆT MỐI TẬN GỐC
Chuyên nhận diệt mối, phòng chống nền mối cho công trình, nhà ở... tại tất cả các quận huyện Vĩnh Phúc: Thành phố Vĩnh Yên, Thành phố Phúc Yên, Huyện Bình Xuyên, Huyện Yên Lạc, Huyện Vĩnh Tường, Huyện Lập Thạch, Huyện Sông Lô, Huyện Tam Dương, Huyện Tam Đảo ...